Với hương vị đặc biệt, sầu riêng chính là loại trái cây được nhiều người yêu thích và có giá thành khá cao trên thị trường hiện nay. Vì nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao cho nên các nhà vườn thường áp dụng các kỹ thuật ghép sầu riêng để nhân giống và mở rộng diện tích canh tác, giúp gia tăng thêm sản lượng.
Tuy nhiên với những người lần đầu thực hiện có lẽ còn khá bỡ ngỡ. Vì thế trong nội dung hôm nay, Đồng Thành Công sẽ chia sẻ đến bạn cách ghép sầu riêng tại vườn chi tiết nhất, cùng đọc ngay nhé.
Dụng cụ cơ bản để ghép sầu riêng
Để thực hiện thành công cách ghép cây sầu riêng, bà con lưu ý chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ chuyên dụng. Bao gồm:
+ Dao ghép cành cây loại bén, sắc, nhọn.
+ Băng keo sử dụng để quấn.
+ Mắt ghép: Đối với mắt ghép, bà con cần chọn các mầm ngủ đã hoá nâu và xuất hiện vết lá đã rụng.
Sau khi chuẩn bị xong các dụng cụ được kể trên thì chúng ta tiến hành bước ghép mắt.
Hướng dẫn cách ghép sầu riêng đúng chuẩn và chi tiết
Giai đoạn ghép được xem là bước rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của quá trình canh tác. Người ghép cần phải am hiểu kiến thức, tỉ mỉ, cần trọng để đảm bảo các mắt ghép có thể sống và phát triển được tốt. Trong hướng dẫn ghép sầu riêng, chúng ta hãy thực hiện theo 3 bước dưới đây:
Bước 1:
Sử dụng dao chuyên dụng để rạch 2 đường song song và một đường nằm ngang tạo thành hình chữ U ở trên vỏ cây. Với chiều dài trung bình khoảng 3,2cm và rộng 1,2cm. Phần vị trí để gốc ghép phía trên cách mặt đất chừng 15 – 20 cm là tốt nhất.
Sau khi đã xác định xong, bà con dùng mũi nhọn của con dao để tách phần vỏ đó ra khỏi lõi. Lưu ý nên để vỏ dính lại ở phần phía trên.
Bước 2:
Lấy dao rạch 1 đường để chia phần vỏ theo tỷ lệ 7:3, sau đó dùng dao khoét chúng thành một lỗ. Chọn cành đã được xác định để ghép mắt, lấy do tác phần mắt ghép ra. Công đoạn này cần phải được tiến hành cẩn thận để không làm bể mắt tháp. Không được dùng tay chạm vào mặt trong của mắt tháp bởi điều này có thể làm cho mắt dính bụi bẩn, không thể ghép được.
Tiếp đến, bà con tách phần mắt và đưa chúng vào cùng chiều với vị trí chữ U được tạo ở gốc trong bước 1. Đậy phần vỏ còn lại vào, như vậy là cách ghép sầu riêng gốc lớn đã dần được hoàn thiện.
Bước 3:
Dùng màng nilon hoặc dây thun quấn chặt chỗ ghép, quấn quanh mắt khoảng 7-10mm đảm bảo nước không thể chui vào bên trong. Đợi khoảng 10 ngày, bạn bỏ hết vết ghép để kiểm tra. Nếu mắt ghép còn xanh thì khả năng sống là rất lớn. Chờ tiếp 15 ngày nữa thì mở phần dây buộc ở vết ghép.
Để mắt ghép có thể phát triển tốt, bà con hãy cắt bỏ ngọn của gốc ghép. Chờ khoảng 4 – 6 tháng là cành ghép trên đã có thể đem ra ngoài vườn trồng.
Cách ghép sầu riêng này nhìn chung khá đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần mọi người tiến hành theo đúng theo trình tự trên là khả năng thành công đã rất cao rồi nhé.
Ưu nhược điểm của cách ghép sầu riêng
Đây là kỹ thuật ghép cây sầu riêng được nhiều người chọn lựa bởi nó mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng có một điểm hạn chế. Cụ thể như sau:
+ Ưu điểm
Nhìn chung các cây sầu riêng ghép thường kết trái khá sớm. Cây phát triển nhanh, thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Chọn ghép mắt giúp cây giữ được tất cả những đặc tính của cây giống mà không làm thay đổi cấu trúc của nó.
Nhân giống được số lượng cây con lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Giúp gia tăng năng suất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người trồng sầu riêng.
+ Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì cách ghép sầu riêng cũng còn một số những mặt hạn chế. Đó là:
Cây ghép thường không có khả năng chịu hạn, bộ rễ cây khá nông, rất dễ bị đổ khi gặp gió lớn.
Có thể phát sinh các loại bệnh hại do lây truyền từ cây gốc. Điển hình là bệnh do nấm hay virus gây ra.
Ghép sầu riêng đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn giỏi. Nếu là người mới ghép thì tỷ lệ thành công khá thấp.
Cách chăm sóc cây sầu riêng sau khi ghép mắt
Sau khi đã thực hiện cách ghép sầu riêng thành công rồi bước quan trọng tiếp theo chính là tiến hành việc chăm sóc kỹ lưỡng để cây sinh trưởng tốt. Bà con nên áp dụng cách chăm sóc cơ bản như sau:
Đầu tiên, trong cách ghép sầu riêng con thì bà con cần thường xuyên kiểm tra mối ghép, tần suất khoảng 1 tuần 3 lần. Đây là giai đoạn mắt ghép khá yêu, nếu bạn không kiểm tra sẽ không thể đánh giá được mắt đó ghép có thành công không.
Thứ hai, lồng thêm túi ni-lông vào mối ghép để vi khuẩn, bụi bẩn, nước không gây hại tới mầm. Nếu mối ghép ra chồi non, bà con cần theo dõi cây, tiến hành bỏ chồi để cây nuôi cành ghép tốt hơn.
Cuối cùng, các gốc ghép cần phải được chăm sóc cẩn thận bằng cách tưới nước, tưới với liều lượng đủ để không làm ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Cách trồng cây sầu riêng sau khi ghép thành công
Nếu thấy các mắt sầu riêng đã thành công, sau khoảng 4-5 tháng thì bà con bắt đầu đem chúng ra vườn trồng. Bên cạnh cách ghép sầu riêng thì kỹ thuật trồng cây cũng rất quan trọng. Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị hố trồng
Bà con nên sử dụng cuốc, xẻng để đào hố trồng sầu riêng. Với vùng đất tốt thì nên đào hố với kích thước tiêu chuẩn là 60 x 60 x 60cm. Nhưng với vùng đất không được đẹp thì nên đào hố 70 x 70 x 70cm. Sau đó bổ sung thêm các loại phân hữu cơ để cải tạo đất hay sản phẩm Trichoderma để xử lý nấm bệnh.
Trồng sầu riêng
Dùng xẻng nhỏ trộn hỗn hợp phân, đất, nên cho vào hố ủ trước khi trồng 15 ngày. Tiếp đến, đặt cây giống sầu riêng nhẹ nhàng vào trong hố để không làm vỡ bầu. Lấp đất xung quanh gốc và nén chặt.
Để cây không bị ngã trước gió bão thì bà con có thể cắm thêm cọc hoặc buộc dây vào thân. Sau đó sử dụng rơm rạ phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Cuối cùng, tưới một chút nước để cây trồng có độ ẩm tốt.
Hiện nay cách ghép sầu riêng được nhiều bà con áp dụng để thực hiện bởi có tỷ lệ thành công cao. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết được Đồng Thành Công nhắc đến ở trên thì các nhà vườn đã có thể tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Đừng quên cập nhật thêm các thông tin khác về cây sầu riêng tại website Đồng Thành Công.
Bài viết liên quan
Phân bón lá là gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?
Tìm hiểu phân bón có tác dụng gì đối với đất và cây trồng?
Top những loại cây trúc cảnh đẹp hút hồn mà bạn nên biết
Phân vi sinh là gì? Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng
Kinh nghiệm bứng cây và tư vấn cách trồng cây mới bứng
Tìm hiểu kỹ thuật trồng đu đủ vàng và những điều cần lưu ý