Phân vi sinh là sản phẩm phân bón an toàn và thân thiện đối với các loại cây trồng, hệ sinh vật cũng như môi trường. Sử dụng loại phân bón này giúp cây có thể phát triển nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng vườn ươm Đồng Thành Công tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm này nhé.
Đây là loại phân bón đang được sử dụng một cách phổ biến và hiệu quả trong quá trình canh tác hiện nay, chúng vừa an toàn lại vừa không để lại những tàn dư có hại với cây trồng. Vậy bà con đã hiểu rõ phân vi sinh là gì, công dụng, cách dùng ra sao hay chưa ?
Trong nội dung bài viết này, Đồng Thành Công sẽ giới thiệu đến quý độc giả và bà con những thông tin chi tiết nhất về sản phẩm phân bón này. Cùng tham khảo ngay để sử dụng cho hiệu quả nhé.
Tìm hiểu phân vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là các chế phẩm có chứa những vi sinh vật sống, có hoạt lực cao và được tuyển chọn một cách kỹ càng. Thông qua hoạt động sống của các loại vi sinh vật này đã tạo nên chất dinh dưỡng phong phú cho cây trồng. Phân vi sinh không ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng, cũng không để lại những tàn dư gây nguy hiểm đối với con người, động vật, hệ sinh thái và nông sản.
Thành phần chính của loại phân vi sinh
Phân bón vi sinh có chứa những vi vi sinh vật có lợi với các loại cây trồng, môi trường và hệ sinh thái. Cũng nhờ tính thân thiện và an toàn mà khi chúng đang được ứng dụngmột cách phổ biến và có hiệu quả trong ngành nông nghiệp hiện nay.
Phân vi sinh có rất nhiều chủng loại vi sinh vật khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là các vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh thúc đẩy cây trồng phát triển.
Dựa theo công dụng và thành phần của các loại phân bón vi sinh mà chúng được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể là:
+ Loại phân bón đem đến hiệu quả cố định đạm.
+ Loại phân bón có tác dụng hòa tan lân.
+ Loại phân bón giúp kích thích sinh trưởng.
+ Loại phân bón hỗ trợ phân giải chất hữu cơ…
Tìm hiểu tác dụng của phân vi sinh là gì?
Chúng ta đều hiểu rằng phân bón vi sinh cực kỳ thân thiện và an toàn với các loại cây trồng. Cùng với đó, chúng còn đem đến rất nhiều những công dụng hữu ích. Có thể kể đến như là:
- Giúp cho quá trình cải tạo đất trồng nhanh chóng hơn nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của các vi sinh vật được bổ sinh. Loại phân bón này cung cấp nguồn dinh dưỡng cao giúp đất màu mỡ hơn, cải thiện đáng kể tình trạng chai sạn.
- Cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng đầy đủ nhất, giúp cho cây trồng có thể nhận được nhiều dinh dưỡng hơn để sinh trưởng mạnh mẽ, thu về năng suất cao.
- Các vi sinh vật có khả năng làm giảm lượng hóa chất có trong đất một cách đáng kể; giúp phân hóa những chất độc hại, phân giải những chất tồn đọng chuyển hóa thành khoáng chất hữu ích cho cây trồng.
- Phân bón vi sinh thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe của bà con cũng như bảo vệ các loại sinh vật trong môi trường.
- Sản phẩm phân vi sinh còn giúp mở rộng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Tìm hiểu các loại phân vi sinh phổ biến nhất hiện nay
Dựa vào đặc tính cũng như công dụng mà chúng đem đến, hiện nay phân bón vi sinh được chia thành các loại phổ biến như sau:
+ Loại phân vi sinh cố định đạm
Chức năng của loại phân này là cố định Nitơ từ không khí (có khoảng 78,16% nito) để cây trồng có thể sử dụng được. Các vi khuẩn, vi sinh vật thuộc các chi Clostridium, Azospirillum, Azotobacter, các loại vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium có trong nốt sần rễ cây họ Đậu, các địa y và bèo hoa dâu cộng sinh với vi khuẩn lam có thể đảm nhận chức năng này.
+ Phân bón vi sinh hòa tan lân
Loại này đem đến tác dụng chính là chuyển hóa photpho khó tan trong đất; tạo điều kiện tối ưu để cây hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Với các loại đất trồng tự nhiên, cây trồng chỉ hấp thu được ở mức khoảng 25% lượng dinh dưỡng trong đất.
Bởi các loại cây thường không thể tự chuyển hóa các chất khó hòa tan và hút chất dinh dưỡng. Nhờ lượng vi khuẩn Aspergillus Niger, chi vi khuẩn Micrococens và Bacillus, các vi khuẩn này tiết ra axit hữu cơ giúp phân giải và chuyển hóa lân, photpho thành những hợp chất dễ tan. Điều này giúp tăng hiệu suất hấp thu dưỡng chất cho cây.
+ Phân vi sinh phân giải hợp chất hữu cơ
Với loại phân này, chúng có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ hay cellulose có trong rơm rạ, bã thực vật… Cellulose là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Các chủng vi sinh vật giúp giải hợp chất hữu cơ và mùn, giúp cho cây trồng hấp thu xenlulozơ dễ dàng và phát triển khỏe mạnh.
Hướng dẫn cách sử dụng phân bón vi sinh an toàn và hiệu quả
Với mỗi loại phân đều sẽ có cách sử dụng khác nhau để cây trồng hấp thu tốt nhất. Phân bón cũng không ngoại lệ, nếu nhà nông dùng đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm lượng phân bón và tăng năng suất. Vì thế cách bón phân vi sinh chính là điều mà bà con nông dân cần quan tâm để có được hiệu quả canh tác tốt nhất.
Các loại phân bón vi sinh hiện nay đều được sản xuất ở dưới dạng hạt hoặc bột. Sử dụng những loại phân bón này cần khoảng thời gian nhất định để có thể phân giải các chất có trong đất. Vậy nên, bà con sử dụng phân vi sinh trong bón lót sẽ đem đến hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, với những cây trồng lâu năm, phân bón vi sinh còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây, giúp cải tạo đất trong cả quá trình cây sinh trưởng.
Khi bón phân, bạn nên quan tâm một chút độ ẩm trên đất. Với nhiệt độ thích hợp, hệ vi sinh vật trong phân bón sẽ hoạt động mạnh mẽ, gia tăng về tốc độ chuyển hóa và phân giải hơn.
Sản phẩm phân bón vi sinh cần đảm bảo nhiệt độ kho ở dưới mức 30 độ C. Bảo quản chúng ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Từ 1 đến 6 tháng là khoảng thời gian mà loại phân bón này cho hiệu quả tốt nhất; bà con nên chú ý khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về sản phẩm phân bón vi sinh mà bạn đọc cùng quý bà con nên nắm được để có cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất nhé. Còn cần tư vấn thêm thông tin nào khác về sản phẩm phân bón, tư vấn giá, cách sử dụng… thì bạn hãy liên hệ ngay đến với công ty Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Top các loại cây trồng sau nhà đẹp và ấn tượng nhất
10+ Loại cây Phong Thủy theo mệnh mang lại tài lộc 2024
Tìm hiểu về dấu hiệu cây bị thiếu nước và các cách khắc phục
Hướng dẫn cách ủ phân gà nhanh hoai mục đơn giản nhất
Top cây trồng sân thượng chịu nắng dễ chăm sóc nhất
10+ Loại các loại cây cảnh quý hiếm nhất tại Việt Nam