Bệnh thối thân cây trồng là do những tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng nặng về năng xuất của các loại cây. Vì thế trong quá trình canh tác, bà con thường đặc biệt lo lắng cho sức khỏe của cây khi xuất hiện loại bệnh này.
Vậy bạn có biết nguyên nhân cũng như cách chữa cây bị thối thân như thế nào hay chưa? Cùng với Đồng Thành Công tìm hiểu ngay một vài thông tin có trong bài viết dưới đây để có được kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây nhé.
Nguyên nhân cây bị thối thân mà bạn nên nắm được
Sự tích lũy nguồn bệnh ngày càng trầm trọng hơn khi nông dân chuyên canh cây trồng, đất thoát nước kém và bị chưa, cây giống chứa mầm bệnh và khí hậu nhiệt đới luôn ẩm ướt… cũng là điều kiện gây nên bệnh. Một số những nguyên nhân cụ thể nhất khiến cho cây bị thối thân mà bà con nên nắm được đó là:
- Đất trồng thoát nước kém khiến rễ cây bị úng và làm cho thân cây bị thối.
- Bệnh thối thân này thường phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ xuống thấp, mưa nhiều hoặc thời tiết quá lạnh hay quá nóng.
- Hạt giống hoặc cây giống mang nguồn nhiễm bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân này thường ít xảy ra vì đa phần các hạt giống đều đã xử lý sạch mầm bệnh khi cung cấp đến bà con.
- Tác nhân ngoại cảnh cũng gây nên bệnh thối thân ở cây trồng như dụng cụ trồng, vật dụng trồng, côn trùng, người…. mang nguồn lây bệnh đến cho vườn trồng.
Một số dấu hiệu để nhận biết cây cảnh bị thối thân đó là:
- Thân cây khi quan sát thường xuất hiện mạch chỉ màu nâu và có dịch khuẩn, điều này có thể kết luận là cây bị thối thân do héo vi khuẩn gây nên.
- Thân cây khi quan sát cũng có sự xuất hiện của mạch chỉ màu nâu nhưng không đi kèm dịch khuẩn thì có thể chẩn đoán cây bị héo chủng verticillium hoặc Fusarium.
- Nếu trên thân cây, các mạch cây không có màu nâu cũng không có dịch khuẩn thì cây bị thối thân do nấm hoặc vi sinh vật giống nấm, tuyến trùng ký sinh thực vật hoặc sưng rễ.
Cách chữa cây bị thối thân mà bà con nên nắm được
Trong quá trình canh tác, cây bị thối thân là căn bệnh tương đối thường gặp. Vì thế khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh thì bà con nhanh chóng tiến hành ngay các cách phòng ngừa như sau:
– Luân canh với cây lúa nước được xem là một biện pháp khả thi nhất. Vì đất trồng lúa thường bị ngập nước trong một thời gian dài, điều này sẽ làm cho các hạch nấm trong đất bị tiêu diệt, các tuyến trùng hay vi khuẩn cũng bị hạn chế tối đa.
– Xử lý hạt giống hoặc rễ cây con bằng thuốc trừ nấm trước khi tiến hành việc gieo trồng.
– Bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng để đất trồng được tơi xốp, vi sinh vật có ích sẽ hoạt động mạnh mẽ và phát huy tác dụng.
– Không lạm dụng các loại phân bón hóa học bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Việc lạm dụng phân hóa học bón không chỉ làm cho môi trường, sản phẩm bị ô nhiễm, chất lượng thành phẩm không cao mà còn khiến cho đất trồng ngày càng bị chua, kim loại nặng tăng… Điều này làm cho các loài vi sinh vật hại sẽ có cơ hội tích lũy và gây hại cây trồng thường xuyên hơn.
– Việc làm đất kỹ càng trước khi trồng cây là một biện pháp bắt buộc mà bà con cần thực hiện. Cày bừa hoặc xới đất, lên luống cao để giúp cho tầng canh tác đất được thông thoáng, rễ cây phát triển được rộng dài. Mặt khác, môi trường đất thông thoáng thì các vi sinh vật có hại trong đất không có cơ hội phát sinh gây hại đến thân cây trồng.
– Sử dụng các giống cây trồng mới có khả năng kháng được nhiều loài sâu bệnh cũng là một cách chữa cây bị thối thân khá hữu ích đồng thời còn giúp làm giảm thiểu lượng sâu bệnh hại. Các giống cây trồng có thân, rễ khỏe mạnh, cứng chắc sẽ ít khi bị nấm và vi khuẩn tấn công.
– Bổ sung các dòng nấm có ích như nấm đối kháng, nấm cộng sinh vào vùng rễ cây trồng để ngăn ngừa vi sinh vật có hại phát sinh, ngoài ra còn giúp kích thích rễ cây trồng phát triển mạnh và hút dinh dưỡng tốt hơn.
Với những thông tin được công ty Đồng Thành Công nhắc đến ở trên, chắc hẳn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa cây bị thối thân hiệu quả nhất. Dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được chăm sóc và chữa trị kịp thời thì bà con cũng không cần lo lắng quá nhiều về chất lượng hay sản lượng của cây trồng nhé. Để cập nhật thêm cho mình nhiều hơn các kinh nghiệm hữu ích trong việc canh tác các loại cây, bạn hãy liên hệ ngay đến với Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Giải đáp thông tin: Cây lưỡi hổ có hoa không?
Phân chuồng là gì? Những loại phân chuồng phổ biến hiện nay
Trồng cây gì ít chăm sóc mà vẫn đạt năng suất cao
Có nên trồng cây giáng hương trước nhà hay không?
Chia sẻ 7 cách trồng rau mầm đơn giản ngay tại nhà
Tìm hiểu về những cây không nên trồng ở mộ bạn nên biết