Dứa mật được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Là cây ăn trái mang lại rất nhiều tác dụng có ích cho sức khỏe con người, vì vậy được nhiều người yêu thích. Ngày nay cây trồng này được nhiều bà con lựa chọn để phát triển kinh tế, giúp tăng năng suất và giá trị khi thu hoạch.
Vậy đâu là cách trồng dứa mật đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả vượt trội. Cùng công ty Đồng Thành Công đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Tìm hiểu chung các đặc điểm của cây dứa mật
Để biết được cách trồng dứa mật cho năng suất cao, bà con hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua về đặc điểm của loại cây ăn quả này nhé.
Được coi như vua của các loại cây ăn quả nhiệt đới, dứa được ưa chuộng ở các nước phương tây. Trái dứa mật mang hương thơm đặc trưng, ngọt, lượng calo trong quả khá cao, chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin cần thiết như: C, A, B1, B2…
Thuộc loại cây dễ trồng và chăm sóc, phát triển nhanh chóng, mang lại năng suất cao. So với các loại cây trồng khác thì thơm sẽ đem lại nguồn thu nhập khá cao trên một đơn vị diện tích trồng. Hiện nay, các sản phẩm được làm từ trái dứa rất được nhiều khách hàng trong và ngoài nước yêu thích. Do vậy mà trồng dứa ngày càng được mở rộng rất nhiều trên thế giới.
Điều kiện sinh thái cần thiết trong cách trồng dứa mật
Kỹ thuật trồng dứa mật đòi hỏi bà con lưu ý một số điều kiện tự nhiên để chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Công ty Đồng Thành Công sẽ đưa ra những yêu cầu cần thiết trong các điều kiện khi trồng thơm mật để bạn tham khảo:
+ Về khí hậu thời tiết
Dứa thuộc cây nhiệt đới, cần nhiệt độ cao, vì thế trong cách trồng dứa mật mức nhiệt phù hợp từ 20 – 30 độ C.
Cây thơm vẫn được trồng tại nơi có lượng mưa thấp, với vùng mùa khô kéo dài vài tháng, lượng mưa tầm 500-700ml/năm đến 3500-4000mm/năm nơi có mưa nhiều. Nhưng quan trọng lượng mưa phân bố hàng tháng khoảng 70-100ml là đầy đủ và không cần tưới thêm.
Loại cây này cũng cần yêu cần về ánh sáng nhiều, tuy nhiên thích ánh sáng tán xạ hơn so với trực tiếp. Nếu chúng thiếu ánh sáng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho trái nhỏ. Ngược lại, khi ánh sáng chiếu quá mạnh cùng với mức nhiệt cao thì lá bị đỏ hoặc vàng, lúc này bạn hãy che mát cho nó.
+ Đất trồng
Bộ rễ của cây dứa rất yếu và nông, nếu muốn đạt năng suất cao, đất cần tơi xốp, nhiều dưỡng chất và mùn, khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa. Nếu đất thoát nước chậm, nhiều sét thì cây phát triển kém và rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Đất tơi xốp và thoát nước tốt là hai yếu tố quan trọng đối với cách trồng thơm mật.
Cây trồng này thích hợp với đất chua, đất có độ pH từ 4.5-5.5, khi trên đất phèn có độ pH dưới hoặc bằng 4 thì chúng vẫn sinh trưởng khỏe mạnh.
Vẫn có rất nhiều người quan tâm không biết tại nước ta dứa mật trồng ở đâu là nhiều nhất. Do phù hợp với nhiều loại đất nên nó được trồng tại rất nhiều nơi như: Đất bạc màu tại Bắc Bộ, đất phèn ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long hay đất xám ở Đông Nam Bộ… Tuy nhiên, người nông dân vẫn cần phải bón phân thường xuyên và đầy đủ, nhất là phân hữu cơ sẽ giúp cho năng suất cao, vượt trội.
Cách trồng dứa mật chi tiết và hiệu quả nhất
Hiện nay rất nhiều người có nhu cầu muốn trồng thơm mật, nhưng lại chưa nắm được quy trình. Vì vậy, công ty Đồng Thành Công sẽ đưa ra cách trồng dứa mật cơ bản và hiệu quả để bà con dễ dàng tham khảo nhé
+ Thời vụ để trồng cây thơm mật
Ở miền bắc thường sẽ có 2 vụ trồng là vụ xuân vào tháng 3-4 và vụ thu là tháng 8-9. Nếu bạn trồng vào vụ xuân cây phát triển trong thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi tích lũy các chất dinh dưỡng giúp cây nhanh ra hoa, kết trái cho năng suất cao. Khi chọn vụ này hãy trồng chồi lớn và già để ra hoa vào cuối năm.
Bạn trồng vào vụ thu, thời gian đầu cây thuận lợi sinh trưởng, nhưng đến mùa đông chúng bị ngừng phát triển, chồi già vẫn ra hoa tuy nhiên trái lại rất nhỏ. Vì thế mà bà con hãy trồng chồi non để năm sau dứa ra hoa tốt hơn. Đặc biệt trồng vào vụ thu lượng chồi giống sẽ nhiều hơn vụ xuân.
+ Lựa chọn và làm đất trồng
Cách trồng dứa mật thì yêu cầu đất phải có kết cấu nhẹ, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp và hơi dốc. Bên cạnh đó, bạn hãy thường xuyên theo dõi đến độ chua của đất. Những vùng đồi dốc cao, chú ý đến khoảng cách trồng dứa mật và nên trồng thành hàng.
Ở mỗi hàng thơm mật hãy trồng một cây cốt khí hoặc muồng giúp hạn chế xói mòn đất, che mát giúp trái tránh rám nắng và góp phần cải tạo đất tốt hơn.
Ngoài ra bà con có thể cày, xới theo từng hàng hay toàn bộ diện tích để trồng cây. Nếu cần phải đào mương lên thì trồng theo từng hốc nhỏ, đây được coi là kỹ thuật trồng thơm mật mang lại hiệu quả cao.
+ Xử lý chồi trong cách trồng dứa mật
Mục đích của việc xử lý chồi sẽ giúp chúng mau chóng bén rễ và sinh trưởng, ngăn ngừa được sâu bệnh gây hại. Trước khi tiến hành trồng bà con cần phải cắt bỏ các lá khô ở dưới gốc.
Nhúng 1/3 chồi tính từ gốc vào dung dịch thuốc sinh học vomoca, basudin, pyrinex hay oncol… để phòng ngừa tuyến trùng hại rệp và rễ. Ngoài ra, bạn hãy ngâm chồi vào nước nóng khoảng 50 độ C, theo tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh từ 15-20 phút.
+ Mật độ và khoảng cách trồng
Thuận tiện cho việc đi lại và chăm sóc lẫn thu hoạch, thơm được trồng thành từng băng 2 hàng một. Mỗi hàng sẽ cách nhau tầm 70cm và khoảng cách giữa hai hàng trên 40cm, mỗi một cây cách nhau 30cm. Với khoảng cách này mật độ để trồng thơm mật là 50.000 cây/ha.
Quy trình chăm sóc dứa mật hiệu quả nhất
Sau khi xong cách trồng dứa mật thì bà con cần chú ý đến việc chăm sóc cây này. Dưới đây là các bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc thơm mật.
+ Cần thường xuyên tưới nước và duy trì độ ẩm
Tuy dứa chịu hạn khá tốt nhưng nếu trồng tại những vùng khô cằn và đất dốc thì vẫn cần nước để phát triển và mang đến năng suất ấn tượng.
Những nơi có mùa khô rõ rệt nhất như: Vùng đồi dốc, tỉnh phía nam… bà con cần phải chú ý việc tưới nước và giữ ẩm cho thơm.
Phủ đất cho ruộng dứa cũng là yêu cầu cần thiết trong cách trồng dứa mật. Biện pháp bày không chỉ giữ ẩm đất mà còn chống xói mòn, úng khi mùa mưa đến, hạn chế tình trạng cỏ dại, tăng hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng màng nilon để phủ lên trên đất giữa hai hàng dứa. Hay dùng cỏ khô, rơm rạ để phủ, việc này sẽ cung cấp thêm chất mùn cho đất.
+ Tỉa chồi cho dứa
Đây là biện pháp cần thiết giúp dứa tăng năng suất trái, nhất là các giống ra nhiều chồi và tranh chấp các dưỡng chất với quả. Trước hết cần phải cắt tỉa chồi cuống và chồi ngọn.
Việc cắt tỉa chồi khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao hoặc tay tách nhẹ nhàng khỏi cuống theo chiều từ trên xuống. Đối với chồi ngọn, nếu bà con bẻ trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái, sẽ tạo vết thương dẫn đến quả bị thối, thậm trí gãy quả.
+ Bón phân
Trong cách trồng dứa mật công đoạn bón phân là quan trọng và cần thiết nhất.
Bón lót:
Bà con bón phân lót khi trồng dứa vụ đầu hay sau mỗi vụ thu hoạch là điều cần thiết, chúng quyết định đến sự phát triển và cho năng suất khi thu hoạch. Nên chọn phân hữu cơ để bón, lượng bón từ 10-15 tấn/ha.
Người trồng cũng không nên bón quá nhiều vôi vì dứa cần đất hơi chua, lượng vôi bón tầm 100-200 kg/ha.
Bón thúc:
Người nông dân dùng hỗn hợp đạm và kali với lượng cho một cây là khoảng 8g N + 13g K2O, chia thành 3 lần bón. Cũng có thể nón sau khi hoa nở để nuôi trái, chỉ dùng phân kali và thêm một số vi lượng khác.
Công ty Đồng Thành Công vừa hướng dẫn bà con chi tiết về cách trồng dứa mật hiệu quả và mang đến năng suất vượt trội khi thu hoạch. Hy vọng bài viết bài sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, trồng được một vườn dứa mật đậu trái chất lượng.
Bài viết liên quan
Trồng cây ăn quả gì không cần tưới nước vẫn đem lại hiệu quả cao
Tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại đất trồng cây phổ biến
10+ Cây bóng mát cho quán cafe sinh động và đẹp mắt nhất
Tìm hiểu cách làm chậu xi măng đơn giản ngay tại nhà
Đâu là những cây có độc mà bạn cần phải tránh
Phân hữu cơ là gì? Một số loại phân bón hữu cơ phổ biến trên thị trường