Gần đây, nhiều bà con lo lắng về hiện tượng bùng phát bệnh đốm lá trên quy mô rộng. Đây là loại bệnh khá đa dạng về biểu hiện, dễ nhận biết nhưng lây lan nhanh và xuất hiện trên nhiều loại cây trồng.
Bệnh đốm lá thường xảy ra trên những cây như lạc, đậu tương, cà chua, tiêu, ớt, hoa lan, cây bonsai… làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây và năng suất mùa vụ. Vậy bà con đã hiểu rõ về tình trạng bệnh đốm lá và nắm được cách phòng cây bị đốm lá hay chưa? Cùng Đồng Thành Công theo dõi ngay các thông tin dưới đây nhé.
Tìm hiểu ở bệnh đốm lá ở cây trồng
Tên tiếng Anh của loại bệnh này là Grey Spot, danh pháp khoa học là Cercospora sp.
Cây bị đốm lá khi xuất hiện những đốm màu nâu trên lá, ban đầu nhỏ dần dần to ra, nhiều hơn và dày khắp mặt lá. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diệp lục của lá, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Bệnh đốm lá trên cây bon sai
+ Triệu chứng
Đầu tiên bệnh này xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh ra cả lá, viền vết bệnh có màu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô khỏe và mô bệnh có quầng màu vàng nhạt.
+ Dấu hiệu
Bệnh nặng sẽ làm cho lá bị vàng, cháy lỗ chỗ, nhất là phần bìa lá, khiến lá cây quăn queo.
Bệnh này thường xuất hiện trên những lá già, rồi lan dần sang lá nón. Ở nhánh non bị bệnh sẽ làm lá rụng, đọt bị cháy khô, cây kém phát triển.
+ Cách phòng cây bị đốm lá trên cây bon sai
Bà con nên trồng cây với mật độ vừa phải để cây luôn được thông thoáng. Bên cạnh đó cũng cần tiến hành vệ sinh vườn, tiêu hủy những lá bị bệnh, phun thuốc khi thấy dấu hiệu của bệnh. Bón phân cho cây cân đối, tăng cường bổ sung phân kali và hữu cơ để cây kháng bệnh hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thuốc: Aviso 350SC 20ml/ 16 lít nước hay Mancozeb 80WP 80g/ 16 lít nước để phun cho cây.
Bệnh đốm lá trên cây lạc
+ Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá cây, lá xuất hiện những đốm màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu sậm hoặc nâu nhạt. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến thành màu vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước rồi lan dần lên trên.
+ Biểu hiện
Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân của cây lạc, vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên thành màu nâu đen, nhìn rõ hơn ở mặt dưới lá.
Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen xếp thành đường vòng đồng tâm, viền trũng màu vàng nhạt bao quanh đốm.
+ Cách phòng cây bị đốm lá
Để ngăn ngừa tình trạng cây bị đốm lá thì nên có biện pháp canh tác đúng kỹ thuật. Loại bỏ tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch, cày lật đất sớm, luân canh cây trồng và gieo những giống có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại cây trồng.
Khi cây bị bệnh đốm lá thì bạn cần áp dụng các biện pháp hóa học như sử dụng thuốc trừ nấm như: Polyram 80DF, Opus 75 EC, Bright Co 5SC…
Bệnh đốm lá trên cây đậu
+ Triệu chứng
Trên lá xuất hiện những đốm tròn hoặc có góc cạnh, đốm bệnh không đều có màu nâu hoặc vàng, kích thước từ 3-5mm. Sau đó những đốm này chuyển sang màu nâu với tâm màu trắng.
Các đốm bệnh thường liên kết lại làm cháy từng mảng lá, bệnh thường nặng hơn vào giai đoạn tăng trưởng cuối của cây.
+ Nguyên nhân
Bệnh do nấm Cercospora Canescens Ellis & Martin gây nên.
+ Cách phòng cây bị đốm lá trên cây đậu
Bà con nên tiến hành vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng để hạn chế lây lan diện rộng. Thực hiện việc gieo tỉa với mật độ trung bình. Bên cạnh đó, bạn còn có thể phun phòng và trị bệnh bằng thuốc Bordeaux 0,8 – 1% hoặc Copper B.
Bệnh đốm lá trên cây ớt
+ Triệu chứng
Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh này lớn dần và chuyển thành màu trắng, viền có màu đậm. Bệnh nặng khiến cho lá cây rụng sớm, trái nhỏ và làm giảm năng suất. Bệnh ít thường không tấn công trên trái.
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ cho đến lá già.
+ Cách phòng cây bị đốm lá trên cây ớt
Để phòng ngừa bệnh này, bà con có thể tiến hành trồng luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong 2-3 năm liên tục. Chọn những giống cây kháng bệnh, tăng cường phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt. Ngoài ra, bạn không nên trồng ớt trong mùa mưa nhé. Khi cây bị bệnh đốm lá nặng thì nên sử dụng thuốc Copper B 75 WP hay Folpan 50SC…
Bệnh đốm lá trên cây hồ tiêu
+ Triệu chứng
Bệnh gây nên những vết bệnh màu đen, thường xuất hiện nhiều ở mặt dưới của lá cây. Vết bệnh thường tập trung nhiều dọc theo gân lá. Lá bị vàng nếu bị hư hại nặng.
+ Cách phòng cây bị đốm lá trên cây hồ tiêu
Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bà con nên tiến hành cắt bỏ những cành lá bị bệnh nặng, thu gom và đem đốt chúng để tránh bị lây nhiễm nguồn bệnh. Hằng năm tiến hành phun ngừa bằng các thuốc gốc đồng.
Khi cây chớm có biểu hiện của bệnh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Chlorothalonil hoặc Chitosan + Polyoxin…
Ngoài ra bệnh đốm lá còn có thể gây hại trên một số loại cây trồng khác như cây ổi, cây bơ, cây cà chua, cây bông vải hay hoa lan… Bà con cần thường xuyên quan sát các loại cây trồng để sớm phát hiện bệnh cũng như có biện pháp phòng trừ.
Với tư vấn mà Đồng Thành Công chia sẻ bạn đọc đã hiểu rõ tình trạng bệnh đốm lá ở cây trồng cũng như các cách phòng cây bị đốm lá hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích trong việc canh tác và giúp bà con có được mùa vụ bội thu. Đừng quên cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm trồng cây mà Đồng Thành Công chia sẻ nhé.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách ủ phân chuồng hoai mục đạt chất lượng cao
Các loại nấm gây bệnh cây trồng phổ biến trong đất
Đất cát trồng cây gì? Top những loại cây trồng phù hợp với đất cát
Hướng dẫn cách trồng nho hiệu quả ngay tại nhà
Đánh giá về tiêu chuẩn cây xanh đô thị trong thiết kế cảnh quan
Tư vấn cách trồng dừa sáp nhanh chóng và hiệu quả nhất