Khoai môn là một loại nguyên liệu được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Vì thế mà nhu cầu trồng loại cây này tại nhà ngày càng có xu hướng tăng cao hơn. Rất nhiều người quan tâm đến cách trồng khoai môn sáp vàng với mong muốn có được vườn rau củ xanh tốt.
Dưới đây Đồng Thành Công sẽ tư vấn chi tiết đến bạn về kỹ thuật trồng khoai môn sọ, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Đặc điểm của cây khoai môn
Trước khi tìm hiểu cách trồng khoai môn cao, mời bạn đọc cùng tham khảo một vài thông tin về loại cây này.
Cây khoai môn là một cây nằm trong nhóm thân thảo, gốc phình to phát triển thành củ. Phần chính của thân được gọi là củ cái, nằm sâu bên trong đất. Củ cái có chiều dài khoảng 30cm, đường kính củ chừng 15cm. Rễ dạng chùm mọc xung quanh đốt thân, mọc lan theo chiều ngang, rễ thường có màu trắng.
Lá là phần duy nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy được trên mặt đất, lá có diện tích lớn, thường tận được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Giá bán của củ khoai môn trên thị trường hiện nay khoảng 10.000 – 12.000 VNĐ/kg, hiệu quả kinh tế có phần cao hơn các loại rau màu khác.
Thời vụ trồng khoai môn
Trong mô hình trồng khoai môn thì thời vụ là vấn đề quan trọng mà bà con cần quan tâm. Khoai môn có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm, nhưng vụ Đông Xuân thường sẽ đem đến năng suất và chất lượng cao nhất. Tùy vào khí hậu của từng vùng, thời điểm trồng cũng sẽ có sự khác nhau:
Ở miền Nam trồng, bà con thường trồng từ tháng 10 – 12, đến tháng 4 – 6 có thể thu hoạch.
Theo kỹ thuật trồng khoai môn ở miền bắc, do sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dài hơn nên thời điểm trồng sẽ được thay đổi. Có 2 thời điểm thích hợp đó là từ tháng 3 – 4 hoặc tháng 8 – 9.
Hướng dẫn cách trồng khoai môn tại nhà chi tiết nhất
Để tiến hành được dễ dàng, mời bạn đọc tham khảo hướng dẫn trồng khoai môn cao chi tiết dưới đây nhé.
+ Giống khoai môn
Lựa chọn các củ cấp 2 vụ mới thu hoạch để làm giống, tốt nhất sử dụng các củ tròn đều, đường kính củ từ 3 – 4cm, trung bình 45 – 60 củ/kg là được, củ quá nhỏ hay quá to đều không tốt cho quá trình nảy mầm.
+ Đất trồng khoai môn
Trong cách trồng khoai môn sọ, việc chọn đất có vai trò rất quan trọng. Bà con nên chọn đất trồng rau màu hoặc đất 1 vụ lúa, nền đất cao, không bị ngập trong mùa mưa. Đối với đất dốc, ít sỏi đá, tầng đất dày, độ dốc dưới 20 độ.
Xử lý đất khi trồng khoai môn:
Đối với đất bằng phẳng: Thu dọn làm sạch tàn dư cỏ dại, cày bừa kỹ càng, lên luống rộng 1,2 – 1,4m, rãnh rộng chừng 0,5m, chiều cao luống 25 – 30cm.
Đối với đất dốc, bà con chỉ cần dọn sạch tàn dư thực vật và sỏi đá còn trong đất.
Dùng vôi bột rắc một lớp mỏng lên các hốc trồng khoai sọ trước khi trồng khoảng 20 ngày để ngăn ngừa sâu bệnh hại tốt nhất.
+ Mật độ trồng khoai môn
Đối với đất ruộng bằng phẳng, khoảng cách trồng nên đảm bảo là 60 – 70cm, mật độ chừng 30.000 – 32.000 cây/ha.
Đất dốc khoảng cách trồng ở mức là 60cm, mật độ 30.000 cây/ha.
+ Tiến hành cách trồng khoai môn từ củ
Đặt củ giống vào giữa hố đã chuẩn bị theo phương thẳng đứng, dùng đất dạng nhỏ phủ kín bề mặt củ, độ dày khoảng 3 – 5cm, không được lấp đất quá dày hay quá mỏng, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của củ.
Bạn nên dự trữ thêm một ít củ giống để trồng dặm sau khi cây đã nảy mầm.
Tư vấn cách chăm sóc khoai môn sau khi trồng
Sau khi hoàn thành cách trồng củ khoai môn, bà con cần tiến hành chăm sóc kỹ lưỡng theo đúng hướng dẫn dưới đây để thu được năng suất tốt nhất nhé.
+ Tưới nước
Cung cấp đầy đủ nước là yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt và cho củ chất lượng. Tưới nước mỗi ngày, tưới với lượng vừa đủ, không tưới quá nhiều bởi dễ dẫn đến tình trạng ngập úng làm chết cây.
+ Làm cỏ, vun gốc
Khi cây có khoảng 2 – 3 lá tiến hành làm cỏ lần 1. Lúc này cây vẫn chưa mọc rễ nên bà con cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương.
Khi cây có từ 4 – 5 lá thật, làm cỏ lần 2 kết hợp với việc vun gốc, lúc này cây đã phát triển tương đối ổn định, dùng cuốc xới nhẹ vùng đất xung quanh và vun cao gốc. Đồng thời tiến hành bón thúc cho cây.
Lần 3 được thực hiện khi cây trồng được 5 tháng, cây đã sinh trưởng khỏe mạnh, đồng thời tỉa bớt lá già, vàng úa để tập trung dinh dưỡng và phòng ngừa nấm bệnh.
+ Phân bón
Cách bón phân cho 1ha khoai môn là:
Bón lót lúc trồng cây khoảng 30kg phân kali và 50kg phân lân.
Bón thúc lần 1 ở sau khi trồng được 5 tuần, bón khoảng 50kg phân đạm.
Bón thúc lần 2 sau khi trồng được 9 tuần, bón khoảng 30kg phân kali và 50kg phân đạm.
Bón thúc lần 3 sau khi trồng 15 tuần trồng, bón khoảng 50kg phân đạm.
+ Phòng trừ sâu bệnh
Khoai môn thường mắc một số loại bệnh như khảm lá, sương mai, hoặc bị các côn trùng tấn công như nhện đỏ, sâu khoang, rệp bông… Bà con cần thường xuyên quan sát cây trồng, sớm phát hiện bệnh và có những phương án phòng ngừa kịp thời.
+ Thu hoạch và bảo quản
Cây khoai môn trồng bao lâu thì thu hoạch là băn khoăn của nhiều bà con. Tùy theo giống mà thời gian thu hoạch có sự khác nhau, nhưng thu hoạch đúng thời điểm thì củ mới có được chất lượng tốt nhất nhé. Khi thấy lá gần tàn lụi, đất ở gốc nứt nẻ thì bà con bắt đầu tiến hành thu hoạch, lưu ý nhẹ tay để không làm trầy xước củ.
Củ sau khi thu hoạch xong thì để ở nơi cao ráo, thoáng mát sẽ giữ được củ lâu hơn.
Khi nắm được chi tiết về cách trồng khoai môn tím, bà con sẽ có được sự chủ động và chuẩn xác trong quá trình canh tác, điều này đảm bảo đem đến hiệu quả cao hơn. Hy vọng những thông tin mà Đồng Thành Công nhắc đến ở trên đã mang đến kinh nghiệm hữu ích cho người nông dân. Còn cần được hỗ trợ thêm thông tin nào khác hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline nhé.
Bài viết liên quan
Chi tiết cách trồng dâu tây đơn giản tại nhà cho trái chín mọng
Tìm hiểu kỹ thuật trồng đu đủ vàng và những điều cần lưu ý
10 loại cây lấy gỗ nhanh nhất giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng cây công trình tại đô thị đúng kỹ thuật
Đi tìm câu trả lời: “Cây lưỡi hổ để trong phòng ngủ có tốt không”?
Top 10+ cây dây leo ban công đẹp và ấn tượng cho ngôi nhà