Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng cây công trình tại đô thị đúng kỹ thuật

26/04/2023

Cây xanh giúp thanh lọc không khí, làm trong lành môi trường sống của người dân, tôn tạo cảnh quan không gian thêm xanh đẹp hơn. Ngoài ra, những loại cây trồng công trình này còn giúp bảo vệ, chăm sóc tốt hơn cho con người, tạo sự thư thái cho tinh thần, tạo nguồn cảm xúc hưng phấn hơn. Vì thế mà việc trồng và chăm sóc cây công trình nhận được sự quan tâm của nhiều người với mong muốn có được những hàng cây xanh đẹp, tươi mát nhất. Vậy kỹ thuật trồng cây công trình sao cho đúng kỹ thuật tốt nhất tại đô thị?

Kỹ thuật trồng cây công trình sao cho đúng?
Kỹ thuật trồng cây công trình sao cho đúng?

Dưới đây Đồng Thành Công sẽ đưa ra những tư vấn chi tiết về kỹ thuật trồng cây công trình để bạn đọc cùng tham khảo.

Tại sao phải nắm được kỹ thuật trồng cây công trình

Kinh nghiệm trồng cây công trình chuyên nghiệp, đúng quy chuẩn chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của cây trồng. Nếu như cây ăn quả, cây cảnh nội thất không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật, thì ngược lại cây công trình, cây xanh đô thị… lại có những yêu cầu cực kỳ khắt khe. Đây hầu hết là những cây gỗ cao lớn, chỉ một chút sai sót cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của công trình và con người.

Giúp cây phát triển tốt cần nắm vững kỹ thuật trồng
Giúp cây phát triển tốt cần nắm vững kỹ thuật trồng

Vì thế mà kỹ thuật trồng cây công trình là nội dung được nhiều người đặc biệt quan tâm. Để giúp cây phát triển tốt, đem đến lợi ích đúng với kỳ vọng ban đầu thì bạn cần nắm được cách trồng đúng kỹ thuật. Cụ thể như thế nào thì hãy cùng Đồng Thành Công theo dõi các thông tin được nhắc đến trong mục tiếp theo nhé.

Tiêu chuẩn lựa chọn cây giống công trình

Trước khi hướng dẫn chi tiết đến bà con, quý khách hàng về kỹ thuật trồng cây công trình thì Đồng Thành Công muốn bạn nắm được chi tiết về tiêu chuẩn lựa chọn cây giống.

Lựa chọn cây công trình chất lượng giống tốt
Lựa chọn cây công trình chất lượng giống tốt

Với cây trong bầu, đây là cây được ươm trong bầu từ nhỏ đến lớn, phần lớn các loại cây này có kích thước từ 2-3m, đường kính gốc từ 2-4cm. Thời gian ươm cây giống công trình này kéo dài từ 1,5 – 2 năm. Ưu điểm của chúng là có khả năng sống cao khi trồng ngoài công trình nhờ bộ rễ nằm trong bầu không bị ảnh hưởng, chi phí trồng thấp. Nhưng hạn chế là kích thước khá nhỏ nên thời gian cho bóng mát khá dài, không thích hợp với công trình cần bóng mát sớm.

Cây giống được ươm trong bầu phù hợp trước khi mang đi trồng
Cây giống được ươm trong bầu phù hợp trước khi mang đi trồng

Với cây bứng về dưỡng, loại cây này được trồng trong đất từ nhỏ, đến khi đạt kích thước yêu cầu thì bứng về vườn dưỡng lại trước khi đưa đến các công trình. Do trồng hàng loạt với số lượng lớn cho nên số lượng cây không đạt chuẩn khá nhiều, thông thường số cây đủ tiêu chuẩn chỉ khoảng 50 – 80% tùy mật độ và cách chăm sóc.

Kích thước cây lớn cần có bầu đất lớn vừa đủ
Kích thước cây lớn cần có bầu đất lớn vừa đủ

Với loại cây này, đường kính thân thường >= 6cm, chiều cao đạt khoảng 3 – 4 m trở lên. Ưu điểm của chúng là có kích thước cây lớn, trồng một thời gian ngắn là có bóng mát. Nhược điểm là dễ bị chết do vỡ bầu khi di chuyển và trong quá trình trồng, nếu không được dưỡng tốt thì tỷ lệ cây chết khá lớn, tốn chi phí.

Dưới đây là bộ kích thước cây giống công trình cho quý khách hàng tham khảo:

  • Cây có đường kính thân 6 – 8cm, chiều cao đạt 3 – 3,5 m.
  • Cây có đường kính thân 8 – 10cm, chiều cao đạt 3,5 – 4 m.
  • Cây có đường kính thân 10 – 12cm, chiều cao đạt 4 – 5,5 m.
  • Cây có đường kính thân 12 – 15cm, chiều cao đạt 5 – 6 m.

Với cây có kích thước đường kính thân >15cm thì tùy nhu cầu và hình dáng cây để chọn chiều cao phù hợp.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây công trình chi tiết

Nếu bạn đang có nhu cầu trồng cây công trình thì chắc chắn không thể bỏ qua những hướng dẫn chi tiết được nhắc đến dưới đây. Chúng ta cũng bắt đầu tìm hiểu nhé.

+ Chuẩn bị mặt bằng

Trong cách trồng cây công trình, bước đầu tiên bà con cần chuẩn bị mặt bằng, điều này thực sự cần thiết để đảm bảo vấn đề an toàn cho khu vực và dân cư xung quanh. Ta phải tiến hành dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ gạch đá, cỏ dại… lắp đặt thêm biển báo nếu khu vực trồng gần nơi người dân sinh sống hoặc có nhiều người qua lại.

Chuẩn bị khu vực để trồng giúp cây phát triển nhanh
Chuẩn bị khu vực để trồng giúp cây phát triển nhanh

+ Chọn vị trí trồng cây công trình

Đây là yếu tố đặc biệt cần lưu tâm, một cách trồng cây xanh công trình hữu ích đó là bạn có thể định vị bằng phương thức như sau: Xác định vị trí của cây đầu tiên trong hàng và cây cuối hàng, đánh dấu bằng cọc sắt cho chuẩn. Sau đó dùng dây căng từ điểm đầu đến điểm cuối, sau đó xác định khoảng cách trồng cây công trình theo đúng bản thiết kế, dùng cọc để đánh dấu vị trí cho từng cây.

Xác định vị trí các cây trồng thích hợp
Xác định vị trí các cây trồng thích hợp

+ Chuẩn bị hố trồng cây đúng chuẩn

Trong kỹ thuật trồng cây công trình, bà con nên thực hiện công việc đào hố đúng chuẩn bị vị trí đã đánh dấu trước đó, việc đào hố có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng sau này. Một kinh nghiệm trong cách trồng cây công trình khi đào hố đó là các loại cây có kích thước bầu là 60 x 60 x 60cm thì hố cần đảm bảo kích thước 90 x 90cm hoặc 100 x 100cm.

Đào hố trồng cây phù hợp tùy theo kích thước cây giống
Đào hố trồng cây phù hợp tùy theo kích thước cây giống

+ Tiến hành bón lót cho hố trồng

Trước khi tiến hành trồng cây công trình xuống, bạn cần thực hiện việc bón lót vào hố, phân bón bao gồm các loại như: Phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, xơ dừa, tro trấu… Bạn có thể áp dụng công thức: 50% xơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân bò + 5% phân vi sinh. Sau khi trộn đều thì bón lót vào các hố đã đào trước đó.

Bón các loại phân lót trước khi trồng cây
Bón các loại phân lót trước khi trồng cây

+ Thực hiện việc trồng cây

Sau khi bón lót, ta sẽ vận chuyển cây công trình đến và trồng vào những vị trí đã định sẵn. Bóc bỏ lớp nilon bên ngoài túi bầu một cách nhẹ nhàng, khi cây trồng xuống đảm bảo đặt thẳng đứng, cổ rễ cao ngang mặt đất, trồng xong thì tiến hành tưới nước đầy đủ.

Tháo vỏ bọc của bầu cây trước khi trồng
Tháo vỏ bọc của bầu cây trước khi trồng

+ Chống cây

Một điều nên nhớ trong kỹ thuật trồng cây công trình đó là khi mới trồng thì rễ cây chưa thể bám chặt vào đất, cho nên bà con nên sử dụng cọc chống để tránh làm cây đổ ngã. Các chủ đầu tư có thể sử dụng cây tràm, ống thép để chống từ 2/3 thân cây đảm bảo cây luôn đứng chắc chắn.

Cây giống công trình mới trồng cầy được chống để không bị ngả
Cây giống công trình mới trồng cầy được chống để không bị ngả

+ Bổ sung thuốc kích thích rễ tăng trưởng

Nhằm giúp rễ cây sinh trưởng nhanh hơn, bám sâu vào đất thì bà con có thể sử dụng thêm thuốc kích thích để tưới quanh gốc cây. Cố gắng tưới thuốc với tần suất 1 lần/ tuần cho đến khi cây có thể bỏ cọc chống.

Giai đoạn mới trồng cầy bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng
Giai đoạn mới trồng cầy bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng

Hướng dẫn cách chăm sóc cây công trình chi tiết

Sau khi áp dụng kỹ thuật trồng cây công trình, bước tiếp đến bà con cần đảm bảo chính là thực hiện việc chăm sóc cây theo đúng hướng dẫn. Cụ thể như sau:

+ Tưới nước cho cây

Sau khi trồng, bạn cần tiến hành tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây, tưới với tần suất 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, nên tiến hành tưới từ gốc đến ngọn để cây được xanh tốt, tươi mát.

Tưới nước cho cây thường xuyên trong thời gian mới trồng
Tưới nước cho cây thường xuyên trong thời gian mới trồng

Không nên tưới nước cho cây vào thời điểm nắng gắt để tránh làm cây bị chết do ảnh hưởng từ tia cực tím. Sau đó, dựa trên tình hình thời tiết để điều tiết lượng nước tưới cho phù hợp, nếu mưa liên tục thì không cần tưới, nếu năng thì tưới cây mỗi ngày.

+ Bón phân cho cây

Trong kỹ thuật chăm sóc cây công trình, bón phân cũng là công việc quan trọng để cây sinh trưởng tốt. Có 2 loại phân bón mà bạn cần bổ sung cho cây xanh đó là phân hữu cơ và phân NPK.

Bón phân là việc quan trọng để giúp cây phát triển
Bón phân là việc quan trọng để giúp cây phát triển

Bón phân hữu cơ thì nên tiến hành 3 lần một năm để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây, còn nếu bón phân NPK thì định kỳ tiến hành 2 – 3 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây khoảng 50 – 100g/gốc tuỳ loại cây lớn nhỏ.

+ Tiến hành tỉa cành, tạo tán

Thời điểm mới trồng xong cây con khá yếu nên cần được chăm sóc, diệt sâu bọ, cắt cành, tạo tán, bón phân kích rễ, làm cỏ kỹ càng. Bà con nên tiến hành định kỳ hằng tháng. Sử dụng kéo chuyên dụng để tỉa cành mọc không thích hợp, tạo tán đúng yêu cầu của loại cây.

Tỉa tán cây nhằm hạn chế sâu bệnh
Tỉa tán cây nhằm hạn chế sâu bệnh

Trên đây là tư vấn chi tiết về kỹ thuật trồng cây công trình để bà con tham khảo, hy vọng với những thông tin có được thì việc trồng cây đã dễ dàng, hiệu quả hơn. Để có thêm nhiều hơn các thông tin về cây giống cũng như kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây thì bạn đọc hãy liên hệ ngay đến Đồng Thành Công nhé.