Phân bón hóa học là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp. Các loại phân hoá học có chứa những thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cho cây trồng phát triển tốt và đem lại năng suất cực kỳ cao.
Trong nội dung bài viết hôm nay, Đồng Thành Công sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về các loại phân bón hóa học này. Cùng tham khảo để có được sự lựa chọn phù hợp với cây trồng nhé.
Tìm hiểu phân hóa học là gì?
Hiểu đơn giản thì đây chính là chất xúc tác không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp với vai trò chính là cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cho sản lượng tốt và mang đến mùa màng bội thu. Những loại phân bón được sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất từ tự nhiên đều được gọi chung là phân bón hóa học.
Những hợp chất hóa học này có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản như N, P, K, Cu, Zn, B, Ca, Mg… được bổ sung cho cây nhằm gia tăng năng suất.
Giới thiệu các loại phân hóa học có trên thị trường
Có một số loại phân hóa học đang được bà con sử dụng rộng rãi đó là
Phân đơn
Là những loại phân bón mà trong thành phần có chứa yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hoặc K2O.
+ Phân đạm
Là sản phẩm trong thành phần có chứa đạm là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Các loại phân đạm bao gồm: phân sunphat amoni, urê, nitrat amon, xianamit, clorua amoni và hợp chất chứa nitơ, các muối vô cơ dạng nitrat.
+ Phân lân
Là những sản phẩm phân bón có chứa nguyên tố lân (P) cung cấp cho cây trồng (được tính bằng hàm lượng P2O5 hữu hiệu). Phân super lân: có chứa hàm lượng lân chiếm khoảng 17-20% dễ hòa tan thành dạng H2PO4- thích hợp để bổ sung cho rất nhiều loại cây, cây dễ hấp thu và đem đến hiệu quả nhanh chóng. Phân lân có thể làm đất chua thêm nên hạn chế bón super lân cho những loại đất chua, phèn.
Thermo phosphat (phân lân nung chảy) chứa hàm lượng từ 15-18% P2O5 hữu hiệu, ở dạng bột óng ánh và có màu xám đen. Chúng là lựa chọn hoàn hảo cho chân đất phèn, chua, bạc màu, trũng. Không thích hợp bọn trên chân đất kiềm, phù sa trung tính.
+ Phân kali
Là loại phân bón hóa học có chứa chất dinh dưỡng đa lượng chính là kali (được tính bằng hàm lượng K2O hữu hiệu).
Phân kali clorua (KCl): Chúng được sử dụng cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau, loại phân này ở dưới dạng tinh thể đỏ hồng. Có chứa khoảng 55 – 60% K2O giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, nâng cao năng suất nông sản.
Không nên sử dụng KCl cho giống cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng. Loại phân này khó sử dụng do bị kết dính lại khi để ẩm phân, việc bón phân nhiều cũng khiến đất bị chua.
Phân kali sunphat (K2SO4): Có dạng tinh thể, màu trắng, không hút ẩm và tan nhanh trong nước, có hàm lượng K2O khoảng 48-50%. Loại phân này được dùng để bón cho nhiều loại cây, nhất là cây có dầu, cà phê…
Phân bón phức hợp
Loại phân bón này có chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, được sản xuất bằng việc liên kết các thành phần lại với nhau để tạo nên những phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao.
+ Phân DAP (Diamon photphat)
Trong thành phần có chứa lân P2O5 chiếm 44-46% và đạm (N) chiếm 16-18%. Thích hợp sử dụng trên những loại đất bazan, đất phèn, cung cấp đồng thời cho cây trồng hai dưỡng chất là đạm và lân. Phân DAP không thích hợp bón cho cây lấy củ, hay trên đất cát, đất bạc màu, đất thiếu kali.
+ Phân kali nitrat (KNO3)
Đây là loại phân bón có giá trị cao, thích hợp để kích thích cây ra hoa. Là loại phân kali phức hợp, có khoảng 45 – 46% là K2O và 13% là đạm trong thành phần.
Phân khoáng trộn hay phân hỗn hợp
Được tạo thành bằng cách phối trộn hai hoặc nhiều loại phân vô cơ như phân đa – trung – vi lượng. Có 3 hình thức phối trộn là: Trộn và vê thành từng viên, trộn các loại phân khô một cách cơ giới và sản xuất với các yếu tố lỏng.
Những tác dụng của phân hóa học đem đến
Câu hỏi phân hóa học có tác dụng gì chính là điều mà bà con đặc biệt quan tâm khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm này. Một số công dụng chính mà loại phân bón này đem đến là:
- Giúp đất trồng gia tăng độ phì nhiêu: Bà con cần tính toán chính xác lượng phân bón nên bổ sung và thời điểm tiến hành bón đúng lúc, kết hợp với các dưỡng chất hữu cơ có sẵn trong đất để thúc đẩy hoạt động của những vi sinh vật có ích. Điều này đảm bảo chất dinh dưỡng trong đất giúp cây trồng sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao.
- Tăng năng suất cho các loại cây trồng: Đây cũng là lợi ích quan trọng nhất từ việc bón phân đem lại. Bón phân bổ sung các dưỡng chất đủ cần thiết để cây trồng phát triển và sinh trưởng ổn định, tối đa hóa năng suất.
- Kích thích ra hoa, ra rễ: Phân bón chính là điều kiện cần có để tổng hợp protein, giúp cây phát triển ổn định. Đồng thời còn giúp gia tăng sức đề kháng, giúp cây khỏe mạnh, có khả năng chống chọi lại dịch bệnh, hạn hán, các điều kiện môi trường xấu. Đặc biệt có thể kích thích cây nở hoa, ra rễ.
Tác hại của việc sử dụng những loại phân hóa học?
Phân bón là yếu tố cần thiết với cây trồng nhưng việc bón nên đảm bảo đúng và đủ. Việc lạm dụng phân bón hóa học, bón không cân đối, bón nhiều, bón không đúng cách trong thời gian dài có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm đất suy kiệt, gây hại đến sức khỏe con người, môi trường. Một số những hậu quả có thể kể đến như sau:
+ Đối với cây trồng
Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu. Khi được dùng với mật độ từ năm này qua năm khác, các acid hình thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ. Điều này làm gia tăng sự mẫn cảm của cây đối với các loại sâu bệnh vì phân hóa học giết chết các vi sinh vật trong đất.
+ Với nguồn nước
Việc bón phân đạm dư thừa dễ dẫn đến tình trạng rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng nitrat cao trong nước gây độc những sinh vật dưới nước.
+ Với đất đai
Lạm dụng phân bón vô cơ khiến đất đai bị chai cứng, bạc màu, đất bị chua hóa, độ pH giảm và gây tích tụ kim loại nặng trong đất. Bên cạnh đó còn khiến việc bị mất cân bằng sinh học do tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi trong đất, có khá nhiều loại phân bón hóa học không cung cấp được các chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất.
+ Với không khí
Không khí bị ô nhiễm do quá trình chuyển hóa làm bay hơi những khí độc như amoniac khi sử dụng quá phân bón vô cơ quá nhiều, đặc biệt là các phân bón chứa đạm (N).
+ Với con người
Sử dụng phân bón vô cơ dư thừa làm tồn dư đạm trong đất, nguồn nước và nông sản. Dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. NO2- và NO3- chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, chứng máu methaemoglobin…
Đến đây bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phân hóa học là gì, những công dụng chính cũng như cách sử dụng phân hoá học đúng chuẩn nhất. Để cây trồng phát triển tốt, đem đến năng suất cao đừng quên lưu lại thông tin hữu ích này nhé. Nếu muốn có được thêm thông tin tư vấn về phân bón bạn đọc hãy liên hệ ngay đến hotline của Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Top 10+ cây dây leo ban công đẹp và ấn tượng cho ngôi nhà
15+ Cây trồng trong nhà không cần ánh sáng và tốt cho sức khoẻ
Phân phức hợp là gì? Tìm hiểu về công dụng và vai trò chính
Hướng dẫn cách trồng dưa hấu bằng hạt chi tiết tại nhà
Top những loại cây lá bạc giúp trang trí cảnh quan không gian
Mách bạn những cách trị sâu cuốn lá hiệu quả nhanh