Phân Kali là gì? Những thông tin cần biết về loại phân Kali

29/06/2023

Trong nông nghiệp, phân Kali được sử dụng rộng rãi bởi giá thành của chúng cực kỳ hợp lý. Bên cạnh đó, loại phân này còn đem đến tác dụng tốt cho các giai đoạn phát triển của cây trồng. Tuy nhiên cụ thể phân kali có tác dụng gì thì không phải bà con nào cũng nắm được? Biểu hiện cây trồng khi thừa hoặc thiếu Kali sẽ như thế nào?

Phân kali là gì
Phân kali là gì

Hãy cùng Đồng Thành Công tìm hiểu chi tiết thông tin về phân Kali được nhắc đến trong bài viết này nhé.

Phân Kali là gì?

Đây là loại phân bón cung cấp cho cây chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Nhóm phân Kali đều là phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng ở mức khá cao (60-70%).

Những thông tin về phân kali
Những thông tin về phân kali

Khác với phân lân và đạm, tỷ lệ Kali trong hạt thấp hơn trong lá và thân. Độ dinh dưỡng của loại phân bón này được đánh giá dựa theo tỷ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần.

Trong thân lá lúa, tỷ lệ K2O dao động khoảng 0.60 – 1.50%, ở hạt gạo tỷ lệ này dao động trong khoảng 0.30 – 0.45%. Ở cây thuốc lá tỷ lệ K20 trong lá lên đến 4.5 – 5.0%.

Tìm hiểu về vai trò của kali đối với cây trồng

Những tác dụng phân kali đối với cây trồng là vấn đề mà bà con đặc biệt quan tâm. Một số tác dụng chính mà chúng đem đến là:

Vai trò quan trọng của phân kali đối với cây trồng
Vai trò quan trọng của phân kali đối với cây trồng

+ Giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây trồng dựa vào việc hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và đồng hóa chất dinh dưỡng.

+ Tăng khả năng chống hạn cho các loại cây trồng, tăng cường hydrat hóa cấu trúc keo của huyết tương giúp cây giữ nước tốt hơn.

+ Một tác dụng của kali đối với cây trồng nữa chính là giúp nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein, giảm tác hại của việc bón phân nhiều đạm.

+ Điều tiết các hoạt động sinh trưởng của cây trồng dựa vào các tính chất hóa keo của tế bào.

+ Tham gia vào quá trình tổng hợp tinh bột, đường, protein và quá trình quang hợp giúp gia tăng năng suất cây trồng.

+ Loại phân này còn giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước của rễ cây.

+ Trong điều kiện ít nắng, loại phân bón này giúp tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây.

+ Nhờ khả năng thẩm thấu của tế bào hỗ trợ tăng cường sức chịu rét qua mùa đông.

+ Tăng cường khả năng chống chịu cho cây trước các điều kiện môi trường bất lợi như rét, hạn, úng, sâu bệnh… và chống chọi trước nấm bệnh.

+ Đối với từng loại cây thì tác dụng của phân kali đối với cây trồng cũng có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Cây rau ăn lá: Giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng chất lượng rau quả.
  • Cây ăn quả: Giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả. Tích lũy vitamin, đường giúp màu của quả đẹp hơn, hương vị thơm hơn, bảo quản tốt hơn.
  • Cây công nghiệp ngắn ngày: Tăng khả năng chống chọi với sâu bệnh và năng suất.

Tìm hiểu về các loại phân kali trên thị trường

Hiện nay, phân bón Kali trên thị trường được chia thành các nhóm như sau:

3.1 Kali Clorua hay phân MOP

Trong phân chứa hàm lượng Kali nguyên chất (chiếm khoảng 50-60%) và 1 ít muối ăn NaCl. Đặc điểm chính:

Phân kali có tác dụng gì đối với cây trồng
Phân kali có tác dụng gì đối với cây trồng
  • Dạng bột màu xám đục, màu hồng hoặc xám trắng, kết tinh hạt nhỏ, khá tơi.
  • Phân chua sinh lý, dễ kết dính khi ẩm khiến việc sử dụng khó hơn.
  • Độ hòa tan tốt giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng. Sử dụng được với nhiều loại cây trồng, nhiều loại đất khác nhau. Lưu ý không bón loại phân này cho các loại cây hương liệu, chè, café… thích hợp cho các loại cây như ngô, dừa, lúa mì, cọ…
  • Sử dụng trong việc bón thúc hoặc bón lót.

3.2 Kali sunfat hay phân SOP

Phân có chứa các thành phần: 45-50% Kali và lưu huỳnh S 18%. Đặc điểm chính:

Đặc điểm chính của phân kali
Đặc điểm chính của phân kali
  • Dạng tinh thể mịn, nhỏ, trắng, dễ tan trong nước và ít hút ẩm.
  • Có tính chua nên khi dùng trong 1 thời gian dài sẽ làm tăng độ chua của đất.
  • Thường bón cho các loại cây có dầu, thuốc lá, rau cải, chè, cà phê…

3.3 Kali – magie – sunfat

Các thành phần chính có: K2O (20-30%), MgO ( 5-7%), S (16-22%) Đặc điểm chính:

Có dạng hạt, không chứa muối và clo. Là loại phân đa dinh dưỡng bổ sung cả Kali hòa tan cao.

Không làm thay đổi độ pH của đất trồng.

3.4 Kali nitrat hay NOP

Phân có dạng tinh thể viên. Loại phân dùng để bón vào gốc hoặc qua lá, chúng thích hợp cho cây trồng thủy canh.

Tình trạng cây trồng khi thiếu hoặc thừa Kali

+ Khi cây trồng thiếu Kali

Quá trình trao đổi chất của cây bị ảnh hưởng xấu, điều này khiến hoạt động men suy yếu, tăng đường trong quá trình hấp thụ.

Bên cạnh đó việc thiếu Kali còn làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, rễ cây bị thối, cây còi cọc dễ bị đổ ngã. Nếu cây có hạt thì tỷ lệ hạt lép nhiều. Quả kết trái dày vỏ và cũng dễ dứt.

+ Khi cây trồng thừa Kali

Nếu ở mức cao Kali có thể làm tăng áp suất thấu của môi trường đất, hạn chế sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây, ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Bên cạnh đó còn khiến cho cây bị teo rễ.

5 Hướng dẫn cách bón phân Kali để đạt hiệu quả cao

Khi bón phân Kali cho cây trồng, bà con cần quan tâm đến loại đất, loại cây trồng để việc bón phân đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Loại đất trồng

Với các nhóm đất không chua hay ít chua thì khi bón phân K dễ làm đất chua hóa nên cần bổ sung vôi khử chua trước khi bón K nhé.

Đất thịt nhẹ và cát pha nên bón đủ hoặc nhiều hơn chút so với nhu cầu của cây.

Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng, loại đất có tỉ lệ sét cao thì cần ít Kali.

– Giống cây trồng

Nếu cây rất mẫn cảm với Clo thì nên chọn loại phân Kali không chứa clo. Nếu chỉ mẫn cảm bình thường thì bón loại có hàm lượng K cao hơn chút.

Với cây lấy hạt và cỏ thì chọn loại K (40% K2O) nồng độ K trung bình.

Với các cây lấy sợi thì chọn loại K hàm lượng cao.

Với loại cây lấy củ thì bón K kết hợp ion NO3-.

– Thời kỳ sinh trưởng: Nên bổ sung phân Kali vào thời kỳ này để sản phẩm đạt kết quả tốt hơn với năng suất cao.

–  Yếu tố khác

Kali và đạm có mối quan hệ mật thiết với nhau cho nên khi bón kết hợp phân đạm và kali nên dùng tỉ lệ thuận với nhau (tăng K thì đạm cũng tăng và ngược lại).

Bổ sung thêm các vi chất P, S, Zn nếu muốn tăng hiệu quả khi bón Kali nhé.

– Hướng dẫn chi tiết về cách bón phân

Chia lượng phân Kali để bón thành nhiều lần, điều này giúp tránh việc bị rửa trôi.

Có thể bón thúc bằng cách phun lên lá vào thời gian cây ra hoa hoặc bón lót bằng cách trộn.

Nên kết hợp bón K với các loại phân đạm và phân lân.

Hướng dẫn cách bón phân đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách bón phân đạt hiệu quả cao

Đến đây bạn đọc đã hiểu rõ về phân Kali là gì và những tác dụng của Kali với cây trồng. Phân Kali đóng vai trò lớn giúp cho cây trồng phát triển tốt, tăng sức chống chịu hạn hán, giá rét và tăng hấp thụ dinh dưỡng. Để cây thu được năng suất cao cần bón Kali đúng cách theo hướng dẫn. Ngoài ra nếu muốn mua được những sản phẩm phân bón chính hãng, giá rẻ bạn nên đến với những địa chỉ bán hàng chuyên nghiệp như công ty Đồng Thành Công nhé. Mọi thông tin tư vấn đã được giải đáp chi tiết khi bạn liên hệ với số hotline của chúng tôi nhé.