Top các loại cây rừng ở Việt Nam nổi bật nhất mà bạn nên biết

15/08/2023

Các loại cây rừng chính là chủ đề mà rất nhiều bà con nông dân hiện nay quan tâm. Nhóm các loại cây này đem đến vô vàn những lợi ích cho con người, môi trường và đời sống cho nên ngày càng được phát triển rộng rãi hơn.

Trồng cây rừng là vấn đề được quan tâm đặc biệt hiện nay
Trồng cây rừng là vấn đề được rất nhiều người đang quan tâm

Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về cây rừng là gì, loại cây trồng nào nổi bật nhất? Nếu thật sự quan tâm thì hãy cùng Đồng Thành Công tham khảo nội dung dưới đây nhé!

Vai trò của cây rừng đối với môi trường tự nhiên và kinh tế

Rừng được biết đến là quần xã thực vật vô cùng quan trọng với đời sống của con người hiện nay. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về vai trò của các loại cây rừng, cây lâm nghiệp hay chưa?

Các loại cây rừng đem đến rất nhiều tác dụng to lớn cho đời sống
Các loại cây rừng đem đến rất nhiều lợi ích to lớn cho đời sống

+ Cung cấp gỗ, củi

Các loại rừng nguyên sinh hay rừng sản xuất sẽ cung cấp lượng lớn gỗ và củi cho cuộc sống sinh hoạt thông qua những vật dụng xung quanh bạn như bàn ghế, sách vở, nhà cửa… Chúng đều được sản xuất từ gỗ rừng.

Bên cạnh đó, mỗi năm rừng còn cung cấp hàng trăm triệu tấn củi cho hoạt động tiêu đốt nhiên liệu của các ngành công nghiệp hay người dân.

+ Điều hòa không khí và tạo ra khí oxy

Đây là vai trò đặc biệt mà khi trồng cây rừng, cây lâm nghiệp đem đến. Chúng giúp làm sạch bầu không khí, hỗ trợ trong việc điều hòa thời tiết, hạn chế những hiện tượng cực đoan.

Tuy nhiên hiện nay Trái đất đang dần nóng lên và liên tục xảy ra những vụ cháy rừng trên toàn cầu. Diện tích rừng thu hẹp đồng nghĩa với việc nhiệt độ tăng lên, khiến cho những kiểu thời tiết cực đoan ngày càng tăng cao.

Vì thế việc trồng rừng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và trồng cây lâm nghiệp loại nào hiệu quả thì bạn hãy tiếp tục theo dõi những mục tiếp theo nhé.

+ Là nơi động vật cư trú và lưu trữ nguồn gen quý hiếm

Rừng là nơi sinh sống, phát triển và cộng sinh đa dạng các loại động thực vật khác nhau. Đây là môi trường lý tưởng để các loài động vật sinh trưởng tốt.

Nhiều giống loài sẽ được bảo tồn trong các khu rừng đặc thù góp phần lưu trữ nguồn gen cây gỗ quý hiếm và làm gia tăng sự đa dạng cho thế giới tự nhiên và các nghiên cứu khoa học.

+ Ngăn chặn gió bão và xói mòn đất

Vai trò ngăn chặn gió bão và chống xói mòn đất được thể hiện rõ nét nhất trong trận lũ lịch sử ở nước ta trong thời gian vừa qua. Phần lớn khu vực bị ảnh hưởng nặng nề là nơi rừng bị chặt phá, đất trống đồi núi trọc nên không thể ngăn chặn tốc độ của nước lũ.

Vì thế rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ con người. Rễ cây trong rừng giúp giữ đất và dường đất màu mỡ hơn. Thân và tán lá giúp lọc không khí, ngăn chặn gió, giảm tốc độ chảy của dòng nước khi có thiên tai. Điều này giúp bảo vệ an toàn cả tính mạng và của cải của con người và hạn chế hậu quả nghiêm trọng.

Những loại cây rừng tốt nhất mà bà con nên tham khảo

Trồng rừng nên trồng cây gì hiệu quả cho phát triển rừng? Câu hỏi này sẽ được Đồng Thành Công giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

Có rất nhiều các loại cây rừng khác nhau để bà con tham khảo
Có đa dạng các loại cây rừng khác nhau để bà con tham khảo

+ Cây trầm hương

Nhắc đến cây rừng vừa đem đến lợi ích cho đời sống, vừa mang lại hiệu quả cho người trồng thì trầm hương là cái tên đừng đầu danh sách. Cây gió bầu là cây thân gỗ lâu năm với hương thơm đặc trưng. Loại cây này có thể cho thu hoạch gỗ và tinh dầu với giá trị kinh tế cực kỳ lớn. Tán cây cao và rộng cũng góp phần hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai đem lại.

Trầm hương là cây rừng đem lại giá trị kinh tế cao
Trầm hương là cây rừng đem đến giá trị kinh tế lớn

+ Cây gỗ lim

Lim là một giống cây lâm nghiệp nhiệt đới cực kỳ dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh tấn công và hoa nở vô cùng đẹp, tạo cảnh quan rất tốt. Ngoài ra, loại cây này còn cho nguồn gỗ giá trị, là nguyên liệu cho các ngành xây dựng và đồ nội thất.

Gỗ lim là một trong những cây rừng trồng và chăm sóc dễ dàng
Gỗ lim là một trong những cây rừng khá dễ trồng và chăm sóc

Cây gỗ lim có phần tán lá rộng, thân cao vững chắc, có nhiều hoa cho nên vừa có giá trị cảnh quan lại vừa có công dụng giữ rừng. Cây đem về giá trị kinh tế rất cao tuy nhiên thời gian thu hoạch kéo dài, thường là khoảng 20 năm.

+ Cây gõ đỏ

Cây gõ đỏ là một loại cây rừng đặc biệt quý hiếm, nó còn được đưa vào sách đỏ của Việt Nam. Cây lâm nghiệp này có thân gỗ lớn, tán lá rộng, xanh tươi quanh năm cho nên không chỉ làm đẹp cảnh quan, giúp thanh lọc không khí mà còn đem đến nguồn gỗ quý giá. Gỗ của cây gõ đỏ có vân màu đẹp đặc biệt ấn tượng, chúng được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất đồ mỹ nghệ cao cấp.

Cây gõ đỏ là cây rừng vừa tạo cảnh quan đẹp vừa cung cấp gỗ
Cây gõ đỏ vừa giúp làm đẹp cảnh quan, vừa cho khai thác gỗ

Chính vì mang đến giá trị cao về cả chất lượng và giống cây nên gõ đỏ hiện nay đang được trồng ở nhiều địa phương tại nước ta.

+ Cây cẩm lai

Cẩm Lai là loại cây rừng đem về nguồn gỗ cao cấp và quý hiếm. Cây có thân gỗ cao thẳng, vỏ cây màu xám tro, tán cây rộng lớn, xòe hình dù, hoa màu lam nhạt và có quả dẹt. Cây cẩm lai cũng là loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao vì gỗ của chúng khó bị rạn nứt, không cong vệnh, đang được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất cao cấp.

Cây cẩm lai là loại cây rừng đem về giá trị kinh tế lớn
Cây cẩm lai là loại cây lâm nghiệp đem về giá trị kinh tế lớn

Cây phù hợp với đa dạng các loại thổ nhưỡng khác nhau, rất ít gặp tình trạng sâu bệnh, dễ trồng và chăm sóc. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 15-20 năm.

Cây cẩm lai cũng được xem là lựa chọn phù hợp với những vùng có quỹ đất lớn, tầm nhìn dài hạn. Khi trồng bà con nên giữ khoảng cách từ 5x5m để có thể kết hợp cùng những loài cây ngắn ngày khác. Đây được xem là biện pháp lấy ngắn nuôi dài.

+ Cây keo lá tràm, cây keo lai

Đây là loại giống cây rừng mà có lẽ bà con nông dân nào cũng đều quen thuộc. Chúng sở hữu rất nhiều những ưu điểm vượt trội như: Phù hợp với đa dạng các loại khí hậu, thổ nhưỡng, dễ trồng và chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn chỉ từ 3-5 năm…

Keo lai là loại cây trồng được bà con đặc biệt quan tâm
Keo lai là loại cây trồng được bà con đặc biệt chú trọng

Với các đặc điểm điểm, cây keo lá tràm hay cây keo lai cùng các dòng biến thể của nó được xem là sự chọn tốt nhất dành cho bà con. Đặc biệt là những vùng trồng cây vừa làm kinh tế, vừa giữ đất, không yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật cao thì đừng bỏ qua loại cây này nhé.

+ Cây bạch đàn

Cũng tương tự như cây keo, cây cũng là cây rừng phổ biến tại nước ta. Cây bạch đàn có đặc điểm là khá dễ trồng, chăm sóc đơn giản, không kén đất trồng hay khí hậu. Có thể nói cây này trồng đâu sống đấy, phù hợp với cả khu vực thường xuyên bị mưa bão, gió lớn.

Cây bạch đàn rất được ưa chuộng bởi dễ trồng, cũng không kén đất
Cây bạch đàn dễ trồng, cũng không kén đất nên rất được ưa chuộng

Thân cây không giòn và dễ gãy đổ như cây keo cho nên được bà con ngày càng ưa chuộng hơn. Thời gian thu hoạch tương đối nhanh, chỉ khoảng 5-7 năm, đồng thời lợi nhuận kinh tế đem về cũng tương đối ổn định. Hiện nay đang có rất nhiều giống bạch đàn cao sản như CT3, U6, CT4, DH 3326, DH 3329… được giới thiệu cho từng vùng khí hậu.

+ Cây sơn ta

Sơn ta là một loại cây lâm nghiệp đem về giá trị kinh tế từ nhựa cây. Nhựa của sơn ta chính là nguồn nguyên liệu quý và rất cần thiết cho các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như sơn tàu thuyền, đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt hàng tre nứa, đồ thủ công, hàng sơn mài, đồ thờ, sơn dầu…) sản xuất các vật liệu cách điện… Rễ, lá, vỏ quả được dùng trong việc chữa bệnh hen khan, đau dạ dày, viêm gan mãn tính, ngã tổn thương, vết thương chảy máu, dùng ngoài trị gãy xương, lao phổi…

Cây sơn ta cung cấp nhựa với giá trị kinh tế cực lớn
Cây sơn ta cung cấp nhựa với giá trị kinh tế vượt trội

+ Cây đàn hương trắng

Cây rừng tiếp theo được nhắc đến trong danh sách chính là cây đàn hương, chúng còn được gọi là vàng trắng trong tự nhiên. Hiện nay, cây có 2 loại phổ biến đó là cây đàn hương đỏ và đàn hương trắng Ấn Độ. Loại cây này mang đến giá trị kinh tế cực kỳ cao khi mà tất cả các bộ phận của cây như hoa cây, lá cây, quả, hạt, rễ, gỗ cây đàn hương đều được sử dụng để lấy tinh dầu hoặc làm dược liệu.

Đàn hương trắng là một loại cây rừng vô cùng quý giá
Đàn hương trắng được xem là vàng trắng trong tự nhiên

Khoảng 5 năm trở lại đây, loại cây đã được trồng phổ biến hơn ở nước ta và đem lại những kết quả rất tích cực. Cây phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau, chất lượng cho ra không thua kém gì với đàn hương Ấn Độ.

Tất cả các sản phẩm được làm từ đàn hương đều có giá trị lớn, đầu ra ổn định cho nên đây chính là loại cây làm giàu cho bà con.

+ Cây long não

Một loại cây lâm nghiệp quý giá tiếp theo mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu chính là long não. Cây trồng này có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, hiện nay cũng đang được trồng phổ biến tại nước ta. Cây long não là loại cây lấy gỗ thân lớn, chiều cao của cây trường thành đạt ở mức 20- 40m, tán lá rộng nên cho bóng mát và làm đẹp cảnh quan. Cây trồng này ưa khí hậu ấm, ẩm và sinh trưởng mạnh mẽ nhất trên đất sét pha tầng dày.

Long não là cây lâm nghiệp đang được trồng phổ biến hiện nay
Long não là cây lấy gỗ lớn được trồng phổ biến hiện nay

+ Cây giáng hương rừng

Cây giáng hương có danh pháp khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurz, cây trồng này có xuất xứ từ Đông Nam Á và được nhiều công trình lựa chọn để tạo cảnh quan đẹp mắt cũng như giúp cải tạo đất hiệu quả. Bên cạnh đó, gỗ giáng hương thuộc loại gỗ quý, cũng đem về lợi ích kinh tế rất cao. Gỗ có mùi thơm nhẹ nhàng cùng lõi và giác phân biệt. Đây cũng là những ưu điểm khiến cho giáng hương trở thành loại cây rừng được ưa chuộng nhất.

Giáng hương là loại cây rừng được bà con đánh giá cao
Giáng hương là loại cây rừng được bà con cực kỳ ưa chuộng

Cây rừng có vai trò đặc biệt quan trọng với tự nhiên, con người và kinh tế đất nước. Hy vọng với danh sách những cây trồng rừng được nhắc đến ở trên thì bà con sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp để canh tác. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin về cây lâm nghiệp các loại hãy xem thêm tại website Đồng Thành Công nhé.