Cây lá kim là một loại cây cảnh văn phòng đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Những cây này thường thuộc nhóm hạt trần, thân gỗ cứng khó mục, sinh trưởng nhanh chóng và có tán hình nón.
Vậy bạn đã biết nên chọn loại cây cảnh lá kim nào hay chưa? Cùng Đồng Thành Công tham khảo các thông tin dưới đây để có được gợi ý về cây trồng thích hợp nhất nhé.
Đặc điểm của cây lá kim là gì?
Trước khi tìm hiểu về danh sách các loại cây cảnh lá kim được ưa chuộng nhất thì bạn hãy cùng Đồng Thành Công điểm qua vài thông tin về nhóm cây này nhé.
- Về lá: Lá của những cây này có màu đậm, bên ngoài thường có một loại nhựa để ngăn tình trạng mất nước. Những cây lá kim thường có hình dạng kim tự tháp với nhánh cây nghiêng xuống để hạn chế tuyết đọng ở trên cây.
- Về “hoa” – hạt: Là các cây thuộc nhóm hạt trần cho nên cây không ra hoa, thay vào đó chúng mọc thành những nón để duy trì hạt giống của mình. Phần lớn những loại cây lá kim sẽ tạo ra nón đực và nón cái.
Tổng hợp các loại cây cảnh lá kim đẹp đang được ưa chuộng nhất
Cây lá kim là một trong những nhóm cây cảnh văn phòng được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là danh sách những cây cảnh họ lá kim đẹp đang được nhiều người lựa chọn nhất, cùng tham khảo nhé.
Cây thông Caribe
Cây thông Caribe là một loại cây lá kim trồng trong nhà, chúng có xuất xứ tại khu vực Trung Mỹ, Bahamas, Cu Ba và Caicos… Hiện nay, loại cây này được trồng phổ biến ở khu vực Lâm Đồng, Đắk Lắk để phát triển thành rừng, hay trồng tại các công trình.
Đây là loại cây thân gỗ, khi trưởng thành có thể đạt đến chiều cao 36m, đường kính thân khoảng 1m, vỏ cây có màu nâu đỏ đặc trưng. Cành cây không có lông nhưng xuất hiện nhiều phấn trắng, khi cành được khoảng 1 năm tuổi thì sẽ chuyển sang màu nâu hay vàng đất, chồi màu nâu xám. Lá cây có dạng vảy, lá mảnh, mềm, bé, hơi cứng, đặc biệt khi trồng được 7 – 8 năm thì cứ 2 – 3 lá sẽ tạo thành một bó.
Ngoài trồng làm cảnh, trồng rừng, tạo cảnh quan đẹp cho đường phố, thì gỗ của cây thông cũng đang được ứng dụng để làm gỗ lạng, ván, đóng đồ mộc, dùng trong lĩnh vực xây dựng hay làm giấy ăn, ván ép sợi…
Cây trắc bách diệp
Trắc bách diệp còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây trắc bá, cây bá tử nhân, đây là loại cây cảnh thường được lựa chọn để trang trí lối đi, bàn làm việc, sân vườn hoặc trong công viên…
Loại cây cảnh lá kim này có thân gỗ lớn, sống lâu năm, chiều cao khi trồng ngoài tự nhiên có thể đạt đến khoảng 8m, thân phần nhiều nhánh tạo thành hình tháp đẹp mắt. Vỏ thân có các thớ, màu nâu gỉ, lá xanh tươi, xếp chồng chéo lên nhau khá ấn tượng.
Cây phi lao
Nếu bạn đang tìm cây cảnh lá kim đẹp thì phi lao là một gợi ý rất đáng để lựa chọn. Loại cây lá kim cảnh này có thân gỗ lớn, chiều cao đạt ở mức 15 – 25m, vỏ màu đen sẫm, sần sùi, trên vỏ xuất hiện những vết nứt lớn, gỗ có màu nâu. Điều ấn tượng ở loài cây này là lá của chúng có thể bị tiêu giảm thành vảy để ngăn chặn sự thoát hơi nước khi trồng ở những vùng khô hạn, các cành nhỏ sẽ thay thế lá làm nhiệm vụ quang hợp.
Loại cây này có khả năng sinh trưởng rất nhanh, thích nghi được với điều kiện môi trường sống khô cạn và nắng nóng, thường được trồng ở ven biển chắn cát, chắn bão, trồng làm cảnh quan trên đường phố, công viên hay để lấy thuốc nhuộm hoặc lấy gỗ. Đặc biệt, cây phi lao cũng có thể tạo dáng để làm cây bonsai với hình dáng cực kỳ đẹp mắt.
Cây tùng thơm
Cây tùng thơm hay cây tùng hương, cây tùng chanh, đây là loài cây cảnh lá kim thuộc dạng thân gỗ nhỏ, có hình tháp rất độc đáo, chiều cao trung bình ngoài tự nhiên khoảng từ 40 – 60cm, cây có lá hình kim, mọc nhiều và có mùi thơm dễ chịu.
Bên cạnh công dụng làm cảnh, cây tùng thơm còn có tác dụng hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng bởi mùi hương đặc trưng của nó. Hương thơm này còn giúp tinh thần tỉnh táo và xua tan mệt mỏi sau những ngày làm việc căng thẳng.
Cây tùng xà
Loại cây cảnh này được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau như cây bách xà, ngọc tùng, ngõa tùng, chúng có xuất xứ từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, có chiều cao trung bình đạt khoảng 20m. Cây tùng xà có cành nhỏ, tròn, vỏ màu đỏ nhạt, lá mọc đối dày đặc, lá non có hình kim – đầu nhọn – màu xanh mốc, lá già ở có dạng vảy.
Tùng xà khá dễ trồng, dễ tạo dáng để làm cây cảnh lá kim trồng trong nhà, cây ngoại thất, cây công trình, công trình đô thị, trang trí sân vườn… Chúng sở hữu vẻ ngoài độc đáo với dáng mọc hình tháp, lá kim nên giúp cho không gian trở nên đẹp mắt hơn, thu hút hơn.
Tùng la hán
Cây tùng la hán thuộc họ la hán tùng, chúng đang được ứng dụng rộng rãi để làm cây bonsai. Đây là cây thân gỗ có tuổi thọ cực kỳ cao, lá nhỏ hình kim, mọc thưa và xen kẽ nhau. Lá cây tùng la hán có màu xanh đậm, mặt trên bóng bẩy, mặt dưới thì nhạt màu hơn một chút.
Người ta quan niệm rằng cây này có sinh khí, nên không cần tốn quá nhiều công sức chăm sóc thì cây vẫn phát huy được thế mạnh tiềm tàng của mình. Loại cây này có khả năng kháng bệnh cao cho nên đây chính là lựa chọn hàng đầu trong top các cây cảnh phong thủy.
Tùng bách tán
Cây tùng bách tán còn được nhắc đến với một cái tên khác là cây vương tùng. Loại cây thân gỗ này có chiều cao đạt ở mức 1.7m – 2m, khi trồng ngoài tự nhiên chúng có thể cao 15 – 20m, đường kính thân khoảng 30 – 40cm. Cây có cành nhánh mọc ngang, thường xếp 6 nhánh trên một vòng, vòng dưới cùng là lớn nhất, càng lên cao thì chiều dài của các nhánh sẽ càng ngắn lại tạo nên một hình tháp cực kỳ đẹp mắt.
Tốc độ sinh trưởng của tùng bách tán nhanh, là cây ưa nắng nhưng vẫn chịu bóng được. Cây thường được trồng tại các sân vườn, trồng trang trí dọc các lối đi, công viên, văn phòng, các khu xí nghiệp, trường học để gia tăng vẻ uy nghiêm, khí thế cho không gian.
Với danh sách những cây cảnh lá kim được nhắc đến ở trên, tin chắc bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình cây trồng thích hợp nhất. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin nào khác về các loại cây cảnh khác hãy xem các nội dung trên trang Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
10+ Các loại hoa leo tường ấn tượng giúp đẹp nhà mát cửa
Đất chua trồng cây gì? Top những cây trồng trên đất chua
Hướng dẫn cách trồng rau cần nước cho năng suất cao
Tư vấn cách uốn cây hoa giấy đầy ấn tượng ngay tại nhà
Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục?
Cây gì đuổi côn trùng? Top cây đuổi côn trùng tốt nhất nên trồng